Bộ đếm Web miễn phí

Danh mục ngành hàng

  • slider
  • slider
  • Xuất khẩu vải thiểu
  • Noel
  • ns

Xuất khẩu cà phê của Ấn Độ có thể giảm từ 15 đến 20% trong năm 2017

Theo tờ Economic Times, xuất khẩu cà phê của Ấn Độ có khả năng sẽ giảm 15-20% trong năm nay do các nhà xuất khẩu không nhận được nhiều đơn đặt hàng trong những tháng tới. Theo số liệu xuất khẩu của Hội đồng Cà phê Ấn Độ, trong thời gian từ 1/1 đến 17/7/2017, tổng lượng cà phê xuất khẩu của Ấn Độ đạt 216.926 tấn, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Ông Ramesh Rajah, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Ấn Độ cho biết các nhà xuất khẩu cà phê Ấn Độ đã nhận ít đơn hàng hơn vào cuối năm 2016, do số lượng người trồng cà phê đã giảm 30%, khiến sản lượng giảm. Thực tế, cà phê Ấn Độ xuất khẩu năm 2016 đã giảm 10%. Hiện nay, rất khó để tìm được người mua vì họ đã chuyển sang mua hàng từ các nước khác. Do đó, sự sụt giảm trong xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục gia tăng trong những tháng tới.
Theo ước tính của Hội đồng cà phê Ấn Độ, tổng sản lượng cà phê năm 2016-2017 của Ấn Độ là 326.700 tấn, trong đó có 220.500 tấn Robusta và 96.200 tấn Arabica.
Giá cà phê Robusta thế giới giao sau, sau khi tăng lên trên 2.200 USD/tấn trong tháng 1/2017 thì đã giảm gần 200 USD/tấn trong những tháng tiếp theo. Hiện nay, nó đang tăng dần và có giá ở khoảng 2.126 USD/tấn.
MP Deviah, Tổng giám đốc của công ty Allansons, một nhà xuất khẩu cà phê lớn của Ấn Độ cho biết, trên thị trường nội địa lượng người bán đã giảm, do các nhà trồng cà phê đang chờ cho giá lên cao hơn. Tuy nhiên, dù giá cà phê hiện nay đang tăng lên nhưng hoạt động mua bán vẫn diễn ra rất chậm.
Các nhà xuất khẩu đang đặt hy vọng vào vụ mùa tới, tuy nhiên có nhiều dấu hiệu cho thấy sản lượng cà phê năm nay sẽ sụt giảm vì lượng mưa giảm tại các vùng trồng cà phê chính ở Karnataka và Kerala. Các nhà trồng cà phê Ấn Độ cho biết sản lượng cà phê Arabica đã giảm mạnh trong năm trước, trong khi đó sản lượng cà phê Rubusta (chiếm gần 70% tổng sản lượng cà phê Ấn Độ) cũng sẽ bị ảnh hưởng trong mùa vụ tới.
Ông MM Chengappa, Chủ tịch Hiệp hội trồng trọt Karnataka cho biết, không đủ nước ngầm để tưới, trong khi lượng mưa ít nên dù cà phê ra nhiều hoa nhưng tỷ lệ đậu quả đã bị ảnh hưởng do thiếu nước. Do đó, ước tính sản lượng của vùng này sẽ giảm khoảng 30%.
Wayanad, vùng trồng cà phê lớn tại bang Kerala cũng xảy ra tình trạng thiếu mưa nghiêm trọng trong mùa mưa này. Ông Prashant Rajesh, Thư ký Hiệp hội các nhà trồng cà phê Wayanad cho biết, mưa nắng diễn ra thất thường khiến cho bệnh vẩy nến (một bệnh do nấm gây ra) đã lan rộng tại khu vực và dự kiến sản lượng sẽ giảm khoảng 15%.
Trong khi đó, các cuộc đấu giá cà phê tổ chức mỗi tuần một lần ở Bengaluru đã bị ngưng trệ, chỉ có một lượng nhỏ cà phê sản xuất ra được đưa ra đầu giá sau khi GST có hiệu lực. Nguyên nhân chủ yếu do mức thế suất bằng 0 hoặc 5% theo GST áp dụng đối với hạt cà phê đang khiến cho nhiều thương nhân lúng túng.

TAGS :