Bộ đếm Web miễn phí

Danh mục ngành hàng

  • slider
  • slider
  • Xuất khẩu vải thiểu
  • Noel
  • ns

Thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản

Tại buổi họp báo quý II do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức chiều 3/4, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, chú trọng mở rộng thị trường xuất khẩu (XK) nông sản là một trong 7 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm duy trì mức tăng trưởng trong quý I, hướng tới mục tiêu XK nông sản từ 40-40,5 ỷ USD trong năm 2018.

Quý I/2018, kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 8,7 tỷ USD, với mức tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 4,05%. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 15 năm trở lại đây. Kết  quả này là nỗ lực của toàn ngành trong chỉ đạo sản xuất ngay từ những tháng đầu năm, đồng thời là hiệu quả bước đầu trong thực hiện tái cơ cấu  ngành nông nghiệp, gắn sản xuất với tín hiệu của thị trường.

Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong quý II và những tháng tiếp theo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn khẳng định: Chú trọng mở rộng thị trường XK nông sản là một trong 7 nhóm giải pháp trọng tâm duy trì mức tăng trưởng trong quý I, hướng tới mục tiêu XK nông sản từ 40-40,5 tỉ USD trong năm nay.

Theo đó, Bộ NN&PTNT tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành hàng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Đồng thời rà soát quy hoạch, đánh giá lợi thế, tiềm năng để xây dựng cơ cấu sản phẩm theo 3 trục sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu: nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm cấp tỉnh/thành phố và nhóm đặc sản làng/xã để có giải pháp chỉ đạo cụ thể; đồng thời chú trọng phát triển thị trường tiêu thụ kịp thời, hiệu quả nông sản.

Năm 2018 chúng tôi xác định giải pháp để ổn định và mở rộng được thị trường nông sản quốc tế là quan trọng nhất, thậm chí ngành còn đặt trên cả những giải pháp về phòng chống thiên tai. Vì muốn đạt được kim ngạch XK 40-40,5 tỉ USD đòi hỏi phải tăng trưởng cả về giá trị và tỷ trọng tuyệt đối. Nhưng thị trường quốc tế rất nhiều rủi ro. Thị trường Trung Quốc, EU, Mỹ là nhưng thị trường lớn, trọng yếu về nông sản XK nhưng đang còn nhiều khó khăn”, ông Hà Công Tuấn nêu ý kiến.

Tại cuộc họp báo, nội dung thu hút các cơ quan thông tấn báo chí là việc Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá đối với cá tra nhập khẩu từ Việt Nam và việc gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản của Việt Nam.

Về việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra, Ông Nguyễn Quang Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản - cho biết, việc làm này là phi lý. Cùng với Hiệp hội XK Thủy sản Việt Nam (VASEP), Tổng cục Thủy sản đang phối hợp với các doanh nghiệp và các bên liên quan để kháng kiện lại phán xét này. Trong trường hợp bất khả kháng sẽ xem xét đến việc lập hồ sơ để khởi kiện phán quyết này của phía Mỹ. Cũng theo ông Hùng, so với đợt xem xét hành chính lần thứ 12 trước đó, chỉ có 0,69 USD/kg, đợt này Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra của Việt Nam gấp 5,6 lần, việc này là phi lý. Bởi theo VASEP, chúng ta không bán phá giá mà do các yếu tố đầu vào như: nhân công, điều kiện sản xuất không tương đương với phía Mỹ, rẻ hơn phía Mỹ nên giá bán ra sẽ rẻ hơn.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, đối với Mỹ trong tháng 3 vừa qua họ không chỉ áp thuế chống bán phá cá tra mà cả tôm, hai sự việc diễn ra cách nhau có mấy ngày. Phán quyết này là đợt rà soát hành chính lần thứ 12, và 13 của Mỹ, đây là pháp quyết đơn phương, phán quyết phi lý, bất công, không phù hợp với WTO. “Không loại trừ khả năng chúng ta xem xét nghiêm túc phải sử dụng các phương án khiếu kiện lên toàn án quốc tế để có phán quyết của trọng tài quốc tế” – Thứ trưởng Hà Công Tuấn khẳng định.

Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tăng cường gặp gỡ song phương, đa phương để trao đổi, đàm pháp về tình hình thương mại hai chiều. Điều này thể hiện những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp trong việc tuân thủ đúng các quy định, nguyên tắc ứng xử trong thương mại quốc tế, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan. 

Liên quan đến gỡ bỏ “thẻ vàng” của EC áp dụng đối với thủy sản Việt Nam, ông Hà Công Tuấn cho biết, khắc phục 9 khuyến nghị mà EC đưa ra, Bộ đã cùng với các Bộ ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, trong đó có Luật Thủy sản đã được Quốc hội thông qua cuối năm 2017; tổ chức nhiều đoàn công tác để đối thoại với các quốc gia cũng như tăng cường tuần tra, giám sát tàu cá nhằm ngăn chặn ngư dân khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Từng bước chủ động xây dựng nghề cá nhân dân theo hướng phát triển bền vững, có trách nhiệm và tuân thủ các quy định quốc tế. Phối hợp với các địa phương hướng dẫn ngư dân thực hiện nghiêm quy định về đánh bắt và truy suất nguồn gốc thủy sản qua đó sớm giải quyết vấn đề “thẻ vàng” của EC. Thứ trưởng Hà Công Tuấn có niềm tin là Việt Nam sớm gỡ bỏ được “thẻ vàng”.

TAGS :