Bộ đếm Web miễn phí

Danh mục ngành hàng

  • slider
  • slider
  • Xuất khẩu vải thiểu
  • Noel
  • ns

Thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 310 tỷ USD

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế đến ngày 20/9/2017, cả nước có 24.199 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 310,19 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế ước đạt 167,35 tỷ USD, bằng 54% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính chung trong 9 tháng năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 25,48 tỷ USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2016. 

Về số thực hiện, tính đến ngày 20/9/2017, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 12,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2016.

Bên cạnh đó, XK của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 110,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 71,9% kim ngạch XK. Không kể dầu thô thì XK của khu vực này đạt 108,5 tỷ USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 70,5% kim ngạch XK.

Theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 12,64 tỷ USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,37 tỷ USD, chiếm 21% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,58 tỷ USD, chiếm 6,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, lũy kế đến hết tháng 9/2017, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 183,5 tỷ USD (chiếm 59,1% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ hai là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 51,1 tỷ USD (chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư). Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí nước đứng thứ ba với 17,8 tỷ USD (chiếm 5,7% tổng vốn đầu tư).

Có 126 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 55,8 tỷ USD (chiếm gần 18% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 46,1 tỷ USD (chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Xinh-ga-po, Đài Loan, Quần đảo Virgin thuộc Anh và Hồng Kông.

Liên quan đến thu hút FDI, tại buổi họp báo Cập nhật tình hình Kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 26/9/2017, ông Aaron Batten, Chuyên gia kinh tế quốc gia (Ngân hàng ADB) cho biết hiện nay kinh tế Việt Nam đang nổi lên hai xu hướng tích cực. Theo đó, bên cạnh việc ngành nông lâm thủy sản đang phục hồi mạnh, tăng trưởng chắc chắn và dự báo sẽ tăng trưởng ổn định trong 18 tháng tiếp theo, thì tín hiệu tích cực thứ hai là FDI có mức giải ngân cao kỷ lục, tiếp theo đà giải ngân cao từ năm 2016. 

Bên cạnh đó, nguồn vốn cam kết đầu tư mới được dự báo tiếp tục xu hướng tăng trong thời gian tới. Đây là bức tranh tích cực của khu vực FDI và điều này có tác động mạnh mẽ, tích cực đến lĩnh vực xây dựng, dự báo lĩnh vực này sẽ tăng mạnh trong 2017 và 2018. 

TAGS :