Bộ đếm Web miễn phí

Danh mục ngành hàng

  • slider
  • slider
  • Xuất khẩu vải thiểu
  • Noel
  • ns

Thành lập kho ngoại quan mặt hàng bông Mỹ tại Việt Nam?

Đó là ý kiến được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đưa ra tại Ngày hội Cotton Day 2017 do Hiệp hội Bông Mỹ (CCI) tổ chức tại TP.HCM chiều 12/9.

Ngày hội Cotton Day 2017 được tổ chức với mong muốn để CCI đánh giá tầm quan trọng của ngành dệt may Việt Nam, từ đó có kiến nghị với Chính phủ Mỹ có cơ chế chính sách đặc thù cho ngành bông Mỹ, thành lập kho ngoại quan mặt hàng bông sợi tại Việt Nam để các  nhà sản xuất dệt may Việt Nam có cơ hội tiếp cận sản phẩm bông mỹ tốt hơn với thời gian được rút ngắn và chi phí thấp hơn, đồng thời tránh được các rủi ro như đã gặp phải tại các hợp đồng trước đây.

Ông Giang cũng cho biết, năm 2017 ngành dệt may Việt Nam dự kiến xuất khẩu 30-30,5 tỷ USD, trong đó thị trường Mỹ chiếm 51%. Từ đầu năm đến nay, ngành dệt may đã xuất khẩu được 19,8 tỷ USD, tăng trưởng 9,9% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nay diện tích trồng bông của Việt Nam đang ngày càng thu hẹp, chỉ đáp ứng 0,04% tổng như cầu của ngành kéo sợi. Do đó, ngành kéo sợi chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bông nhập khẩu. Lượng bông nhập khẩu đã tăng mạnh trong 10 năm trở lại đây, từ 150.000 tấn trong năm 2005 lên khoảng 1,2 triệu tấn trong năm 2016. Trong 7 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã nhập khẩu trên 800.000 tấn bông, trị giá khoảng 1,47 tỷ USD, tăng 32,6% về lượng và 58% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong số này, bông Mỹ chiếm 60%.

Ông Giang đánh giá bông Mỹ là nguồn nguyên liệu tốt nhất cho ngành kéo sợi Việt Nam do có hàm lượng tạp chất rất ít.

Ông William Bettendorf, Tổng giám đốc CCI, đánh giá Việt Nam đang có những tăng trưởng đột phá trong những năm vừa qua và trở thành ngôi sao trong ngành dệt may thế giới. Việt Nam cũng là khách hàng lớn nhất của ngành bông sợi Mỹ.

Trong những năm qua, với sự bảo trợ và phối hợp của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, CCI đã tổ chức hỗ trợ về kỹ thuật và cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp sử dụng bông. Từ năm 2017, CCI đã lần đầu tiên tiến hành hỗ trợ các nhãn hàng thời trang trong nước trong việc sử dụng bông Mỹ để mang đến các sản phẩm có chất lượng đến người tiêu dùng. Ông William Bettendorf cho biết, sắp tới CCI sẽ tiến hành khảo sát ý kiến các doanh nghiệp Việt Nam để cải thiện hơn nữa các chương trình hỗ trợ trong thời gian tới.

TAGS :