Bộ đếm Web miễn phí

Danh mục ngành hàng

  • slider
  • slider
  • Xuất khẩu vải thiểu
  • Noel
  • ns

Nỗ lực nâng sức cạnh tranhcanh tranh

Mặc dù toàn cảnh bức tranh về năng lực cạnh tranh (NLCT) của DN Việt Nam có gam màu trầm là chủ đạo, nhưng đã có vài nét chấm phá với sắc tươi đỏ nổi lên.

 

Sắc đỏ

Mảng màu tươi tắn nhất trong bức tranh là sức cạnh tranh vượt tầm quốc gia của một số DN mạnh như Viettel-mở rộng mạng lưới dịch vụ sang các nước khu vực, Trung Nguyên-tiếp tục khẳng định hệ thống thương hiệu trên thế giới, Vinacafe-bước đầu xâm nhập thành công một số thị trường quốc tế…

Đánh giá về những nỗ lực đáng ghi nhận này của DN, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, các DN đã tìm được đáp án cho bài toán nâng cao sức cạnh tranh, đó là phải tăng chất, tăng giá trị, giải quyết khâu nguyên liệu và tìm thị trường mới cho mình dù đó là một “ngách” rất nhỏ của thị trường thế giới.

Về mặt bằng chung trong các lĩnh vực có những bước tiến về nâng cao sức cạnh tranh trong năm 2010, phải kể đến ngành dệt may.

Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng với ngành Dệt may, trong năm qua, sự năng động về việc tìm kiếm thị trường XK mới của nhiều DN đã mang lại kết quả rất đáng ghi nhận. Ví dụ sợi là mặt hàng mới, được các DN XK khai thác rất tốt, trong đó thị trường nhập nhiều là Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil do Công ty Đầu tư và Phát triển Thiên Nam (Bình Dương) tìm được đối tác. Hoặc xuất qua Hàn Quốc, Philippines có Công ty Sợi Phú Bài (Huế) thực hiện. Còn mặt hàng vải, Công ty Formosa Việt Nam đã kí được nhiều hợp đồng XK sang Ấn Độ, vốn được xem là nơi cung cấp vải chính của thế giới...

DN có năng lực cạnh tranh thể hiện trước hết là ở sản phẩm có chiếm lĩnh được thị trường, thuyết phục người tiêu dùng hay không mà không cứ đó phải là một sản phẩm hiện đại. Há cảo, chả giò mang thương hiệu Tân Thuận đã làm được điều này, không chỉ ở thị trường trong nước mà còn XK với lượng lớn sang Trung Quốc phục vụ nhu cầu cộng đồng người Hoa tại đây.

Bà Lê Thị Mỹ Linh, Giám đốc Xí nghiệp Tân Thuận thuộc Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm XK TP.HCM cho biết, năm 2010, những mặt hàng nhỏ bé xinh xắn như há cảo, chả giò đã mang lại cho Xí nghiệp Tân Thuận doanh thu 14 triệu USD và trên 30 tỉ đồng. Nhằm làm mới và theo đuổi mục tiêu tăng chất trong sản phẩm, các sản phẩm của Tân Thuận đã được thay đổi theo thị hiếu tiêu dùng.

Để chinh phục thị trường châu Âu các sản phẩm được chế biến chứa  ít dầu ăn  hơn,  nhiều  tôm  hơn  và  cho cảm giác không quá béo khi ăn, chính  vì  vậy  được  người  tiêu dùng châu Âu ưa chuộng. Ngoài việc có vỏ làm từ loại bột  mỳ  ngon  của  Nhật,  Tân Thuận  làm  theo  khẩu  vị  của  từng thị  trường  như  Mỹ,  châu  Âu và  Nhật  Bản. 

Nhân  bánh  cũng thay  đổi  như  làm  từ  tôm,  hạt sen,  thịt  và  trứng,  khoai môn... Ngoài  há  cảo,  xí  nghiệp  còn làm các mặt hàng giá trị gia tăng khác như nước sốt, chả giò, bánh bao để XK.

Bà Linh chia sẻ: “Chúng tôi tập trung vào việc làm tinh hơn những sản phẩm  hiện có, làm cho ngon hơn và độc đáo hơn, việc này  hiệu quả hơn là mở thêm mặt hàng mới”.

Một sức bật khác là ở cơ sở sản xuất bánh chưng Trần Gia (Đồng Nai). Sau khi mở rộng được thị phần trong nước, bánh chưng Trần Gia đã tìm được thị trường và liên kết với một số đối tác để đưa bánh chưng Việt Nam qua châu Âu và Hoa Kỳ.

Trong dịp Tết Tân Mão năm nay, cơ sở Trần Gia đã xuất 30 tấn bánh chưng và 4 tấn lá dong sang một số nước ở châu Âu và Mỹ để phục vụ bà con Việt kiều đón xuân.

“Chủ động nguyên liệu là một chìa khoá thành công cho công tác sản xuất”- anh Trần Thanh Toàn chủ cơ sở sản xuất bánh chưng Trần Gia cho biết. Theo đó, tất cả các nguyên liệu để làm bánh chưng của Trần Gia theo một quy trình khép kín từ chăn nuôi, trồng trọt đến khâu gói bánh.

Đối với nguyên liệu nếp, đậu cũng như lá dong để gói bánh, cơ sở cũng liên kết bao tiêu với một số vùng ở miền Tây Nam Bộ để có được nguồn nguyên liệu làm bánh đặc trưng. Tại cơ sở của anh Toàn đang áp dụng kĩ thuật hút chân không trong quá trình bảo quản. Với kĩ thuật mới này, sản phẩm bánh chưng phục vụ XK có thể bảo quản được trong thời gian 6 tháng.

Tồn tại cố hữu

Bên cạnh một số ít DN nỗ lực nâng sức cạnh tranh trên thương trường, phần đông DN Việt Nam còn thờ ơ, thụ động. Cũng còn một nguyên nhân khách quan là hệ thống chính sách còn bất cập. Những điều này đã khiến sản phẩm không đủ sức cạnh tranh.

Theo ông Hoàng Văn Dũng, sản phẩm của DN không đủ sức cạnh tranh vì hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm không cao, chủ yếu dựa vào yếu tố lao động hoặc điều kiện tự nhiên, chất lượng sản phẩm chưa thực sự có ưu thế rõ rệt trên thị trường thế giới, năng suất lao động thấp.

Tính độc đáo của sản phẩm cũng không cao, trừ số ít sản phẩm mang đậm bản sắc tự nhiên và văn hóa đặc thù như hàng thủ công mỹ nghệ... các sản phẩm khác còn lại hầu như luôn đi sau các nước khác về kiểu dáng, tính năng, thậm chí nhiều sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp lạc hậu so với thế giới nhiều thế hệ, giá trị gia tăng sản phẩm trong tổng giá trị của sản phẩm nói chung còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới.

 Bên cạnh đó, về phía các DN cũng còn những tồn tại cố hữu mặc dù năm 2010 đánh dấu gần 4 năm DN Việt Nam tham gia WTO. Đó là nhiều DN chưa có cách tính toán khoa học, chưa biết cách tiếp cận thị trường, văn hóa kinh doanh còn thấp.

Cán bộ quản lí trình độ cao chưa đủ, chưa thích ứng với những đòi hỏi của tiến trình hội nhập… Đây chính là những nhược điểm khiến DN Việt Nam chưa thể “cất cánh”.

TAGS :