Bộ đếm Web miễn phí

Danh mục ngành hàng

  • slider
  • slider
  • Xuất khẩu vải thiểu
  • Noel
  • ns

Nhức nhối đường nhập lậu

Đường nhập lậu tuồn vào trong nước với giá rẻ đã khiến tình hình sản xuất đường trong nước thời gian qua gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là quý I/2018.

Tồn kho tăng cao

Tại cuộc họp Tổ Điều hành thị trường trong nước thường kỳ tháng 3/2018 diễn ra mới đây, ông Hà Hữu Phái - Trưởng đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) tại Hà Nội - cho biết, do tình hình tiêu thụ khá chậm và giá hạ nên sản xuất mía đường trong nước đang gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, quý I, giá đường liên tục hạ, giá bán buôn giảm hơn 300 đồng/kg so với tháng 2, lượng đường trên thị trường đang tồn kho khoảng 500.000 tấn. Dù đã có chính sách hỗ trợ giá mía để người nông dân không bị thua thiệt nhưng do sản xuất khó khăn, nhiều nhà máy phải nghỉ hàng tuần đã phần nào ảnh hưởng đến việc tiêu thụ mía của nông dân.

Lý giải về nguyên nhân ngành đường gặp nhiều bất lợi, ông Hà Hữu Phái cho biết, thị trường đường thế giới đang gặp nhiều khó khăn, giá xuống thấp. Hiện, lượng đường thế giới tăng cao kỷ lục với 178 triệu tấn, hơn năm ngoái 10 triệu tấn, dư thừa trên 5 triệu tấn so với nhu cầu, khiến giá đường thế giới liên tục giảm và đang ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm nay, trực tiếp ảnh hưởng đến giá đường trong nước.

Trong nước, ngành đường đang bị ảnh hưởng bởi đường Thái Lan - quốc gia sản xuất lớn thứ 4 và xuất khẩu thứ 2 thế giới. Năm nay, lượng đường sản xuất của Thái Lan khoảng 12 triệu tấn, tăng hơn 2 triệu tấn so với vụ trước. Do lượng đường Thái Lan lớn nên một lượng lớn đường đã nhập lậu sang các quốc gia lân cận như Campuchia, Lào, Myanmar, Trung Quốc, Việt Nam… "Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm gần đây, sản lượng đường tiêu thụ trong nước ổn định, khoảng 1,6 triệu tấn/năm. Sản xuất trong nước 3 vụ gần đây chỉ khoảng 1,2 triệu tấn/năm, cộng với lượng đường phải nhập theo cam kết WTO là 85.000 tấn, như vậy, nguồn cung trong nước chỉ khoảng 1,3 triệu tấn. Do đó, ngoài việc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đường lậu, không có lý gì có những thời điểm cả nước tồn kho đến 700.000 tấn (năm 2017) và hiện nay là 500.000 tấn" - ông Hà Hữu Phái phân tích.

Trước tình trạng này, VSSA đã gửi công văn tới Tổ công tác 344 (Tổ công tác chuyên trách của Ban chỉ đạo 389 Bộ Công Thương), Cục Quản lý thị trường (QLTT) - Bộ Công Thương về việc tăng cường hơn nữa trong công tác kiểm soát đường lậu.

Nỗ lực chống đường nhập lậu

Trước ý kiến của đại diện VSSA, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Cục trưởng Cục QLcho biết, thời gian qua, Cục QLTT đã chỉ đạo lực lượng QLTT các địa phương phối hợp với công an, biên phòng tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vụ việc về nhập lậu đường. Tuy nhiên, tình trạng đường nhập lậu hiện nay đang diễn biến rất phức tạp ở các địa phương như Tây Ninh, An Giang… "Tại cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang), các đối tượng tập kết hàng, phía bên kia biên giới và tận dụng lúc lực lượng chức năng nghỉ, thuê người canh chừng và vận chuyển đường vào nội địa hoặc vận chuyển đường thô từ nước ngoài vào trong nước mới nấu thành đường thành phẩm. Các thủ đoạn sang bao cũng khiến lực lượng chức năng không thể kiểm soát được nguồn gốc" - ông Bình cho hay.

Theo ông Nguyễn Thanh Bình, theo pháp luật hiện hành, đường nhập lậu sau khi thu được sẽ bị tịch thu để bán đấu giá. Tuy nhiên, sau khi bán, nhiều đối tượng sử dụng lại bộ hồ sơ đó để lách luật, tuồn vào trong nước. Vì vậy, các lực lượng chức năng đang đề xuất sửa luật theo hướng bán chỉ định thay vì đấu giá. Bên cạnh đó, cùng với nỗ lực của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp phải chú trọng quản lý tốt hơn bao bì sản phẩm của mình, tránh tình trạng các đối tượng sử dụng lại chính các bao bì đó để chứa hàng nhập lậu.

TAGS :