Bộ đếm Web miễn phí

Danh mục ngành hàng

  • slider
  • slider
  • Xuất khẩu vải thiểu
  • Noel
  • ns

Ngành cà phê tăng cường liên kết để phát triển trong thời kỳ mới

Trong khuôn khổ Ngày cà phê Việt Nam lần thứ nhất, ngày 9-12, tại TP Đà Lạt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nguyên, UBND tỉnh Lâm Đồng và Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam”

Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, hiện cả nước trồng được 645.000 ha cà phê. Năm 1991 sản lượng cà phê Việt Nam mới đạt 1% thị phần thế giới nhưng đến năm 2016 đã chiếm trên 19%, trong đó đã xuất khẩu được 1,79 triệu tấn cà phê nhân, đạt kim ngạch 3,3 tỷ USD.

Tuy nhiên, tại hội thảo, các đại biểu đã chỉ ra rằng, trên 90% sản lượng cà phê của Việt Nam được xuất khẩu thô dưới dạng cà phê nhân có giá trị gia tăng thấp. Số còn lại, chỉ khoảng trên dưới 10% sản lượng cà phê hàng năm được sử dụng để chế biến ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn như cà phê bột, cà phê hòa tan,... phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước. Do đó, dư địa phát triển ngành chế biến cà phê vẫn còn rất lớn.

Hiệp hội Cà phê Ca Cao Việt Nam cũng chỉ ra rằng, ngành cà phê hiện đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, diện tích cà phê già cỗi tăng nhanh, tình trạng lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trình dộ chế biến còn thô sơ…

Theo đó, hầu hết các ý kiến đều cho rằng ngành cà phê cần tăng cường liên kết sản xuất từ khâu sản xuất, chế biến tiêu thụ và chia sẻ lợi ích để nâng cao đời sống người trồng cà phê, qua đó đảm bảo tính bền vững cho cà phê Việt Nam. Triển khai mạnh mẽ chương trình tái canh, coi tái canh là công việc thường niên phải làm để thay thế các vườn và cây cà phê già cỗi, năng xuất thấp.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, năng suất cà phê Việt Nam đang cao hơn bình quân các nước trên thế giới gấp hơn 3 lần. Tuy nhiên, thời kỳ hiện nay, ngành cà phê cần có những giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế, phấn đấu đến năm 2030 đưa kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 6 tỷ USD. 

Người đứng đầu ngành nông nghiệp khẳng định phương châm trong thời gian tới của ngành cà phê là không tăng diện tích nhưng phải tăng giá trị, trên cơ sở áp dụng đồng bộ các giải pháp khoa học kỹ thuật từ giống, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật quản trị và quan trọng hơn là tập trung chế biến sâu, tập trung liên kết để phát triển thương mại thật chặt chẽ, đưa ngành hàng cà phê của chúng ta tiếp tục phát triển".

TAGS :