Bộ đếm Web miễn phí

Danh mục ngành hàng

  • slider
  • slider
  • Xuất khẩu vải thiểu
  • Noel
  • ns

Đẩy mạnh hoạt động giao thương, đầu tư giữa TP. Hồ Chí Minh và Lào

Tại hội thảo “Giải pháp để đẩy mạnh hoạt động giao thương giữa TP. Hồ Chí Minh và Lào” cùng chương trình Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp (DN) TP. Hồ Chí Minh - Lào được tổ chức sáng nay (25/1), các DN hai bên đã tìm hiểu nhu cầu, xây dựng quan hệ đối tác, đồng thời đề xuất giải pháp tạo thuận lợi hơn nữa cho giao thương hàng hóa giữa hai nước.

80 DN Lào và Việt Nam trong các lĩnh vực chế biến rau củ quả - trái cây, chế biến thực phẩm, bánh kẹo, nước giải khát, nhựa, hóa mỹ phẩm, thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, túi xách, xây dựng, thiết kế, xử lý môi trường cùng tham gia kết nối giao thương.

Ông Vanxay Keovilay - Phó Lãnh sự - Tổng lãnh sự quán CHDCND Lào tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, đến tham dự sự kiện này có các DN kinh doanh và sản xuất thương mại đến từ các tỉnh, thành phố của Lào, với nhiều sản phẩm đặc trưng vùng miền được giới thiệu để kết nối giao thương với các DN, các nhà phân phối của Việt Nam. Các DN Lào sẵn sàng phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương của Lào giải đáp các câu hỏi liên quan đến xúc tiến thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu, mở hệ thống phân phối hàng hóa giữa hai nước.

Theo số liệu thống kê từ Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, năm 2017 kim ngạch thương mại hai chiều TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam) - Lào đạt gần 8,01 triệu USD. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh nhập khẩu 107.000 USD và xuất khẩu đạt 7,9 triệu USD. Các mặt hàng DN Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là thuỷ sản, giày da, hàng may mặc, vật tư, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép các loại, than đá, xăng dầu, phân bón, nguyên liệu, thiết bị, dây điện, cáp điện, máy móc...

Ông Hồ Xuân Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) cho hay, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh luôn làm hết sức để thúc đẩy mối quan hệ giữa TP. Hồ Chí Minh với các địa phương Lào, nhận thấy đó là nhiệm vụ cũng như là trách nhiệm đóng góp vào quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Có thể thấy, quan hệ thương mại các mặt hàng xuất, nhập khẩu giữa hai nước mang tính bổ sung, không cạnh tranh trực tiếp đã đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như cho sản xuất của hai bên. Tuy nhiên, hoạt động xuất, nhập khẩu giữa hai nước chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Lào vẫn tồn tại nhiều khó khăn, chưa đóng góp nhiều vào mục tiêu trao đổi thương mại hai chiều. Các dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, kết nối giao thông hai nước chưa phát triển. Các khu kinh tế cửa khẩu còn thiếu vốn đầu tư. Từ phía hai nước cần khắc phục những hạn chế này nhằm đưa kim ngạch thương mại tăng trưởng tương xứng với tiềm năng.

Cũng nhân dịp này, Ban quản lý Đặc khu kinh tế Savan Seno (tỉnh Savannakhet) của Lào thực hiện chương trình xúc tiến và mời gọi đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh. Savannakhet thuộc miền Trung Lào, có diện tích 21.774km2, dân số vào khoảng hơn 1 triệu người, là tỉnh có diện tích và dân số lớn nhất nước Lào. Tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng trên tuyến nối liền Việt Nam - Lào - Thái Lan trên hành lang kinh tế Đông - Tây của khu vực, thuận lợi cho giao thông vận tải, là một trong những cơ sở thu hút đầu tư nước ngoài.

Đẩy mạnh hoạt động giao thương, đầu tư giữa TP. Hồ Chí Minh và Lào
15:36 | 25/01/2018 Bản in

Tại hội thảo “Giải pháp để đẩy mạnh hoạt động giao thương giữa TP. Hồ Chí Minh và Lào” cùng chương trình Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp (DN) TP. Hồ Chí Minh - Lào được tổ chức sáng nay (25/1), các DN hai bên đã tìm hiểu nhu cầu, xây dựng quan hệ đối tác, đồng thời đề xuất giải pháp tạo thuận lợi hơn nữa cho giao thương hàng hóa giữa hai nước.


Nhiều tỉnh, thành phố và DN Lào tìm cơ hội xúc tiến thương mại, đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh

80 DN Lào và Việt Nam trong các lĩnh vực chế biến rau củ quả - trái cây, chế biến thực phẩm, bánh kẹo, nước giải khát, nhựa, hóa mỹ phẩm, thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, túi xách, xây dựng, thiết kế, xử lý môi trường cùng tham gia kết nối giao thương.

Ông Vanxay Keovilay - Phó Lãnh sự - Tổng lãnh sự quán CHDCND Lào tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, đến tham dự sự kiện này có các DN kinh doanh và sản xuất thương mại đến từ các tỉnh, thành phố của Lào, với nhiều sản phẩm đặc trưng vùng miền được giới thiệu để kết nối giao thương với các DN, các nhà phân phối của Việt Nam. Các DN Lào sẵn sàng phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương của Lào giải đáp các câu hỏi liên quan đến xúc tiến thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu, mở hệ thống phân phối hàng hóa giữa hai nước.

Theo số liệu thống kê từ Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, năm 2017 kim ngạch thương mại hai chiều TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam) - Lào đạt gần 8,01 triệu USD. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh nhập khẩu 107.000 USD và xuất khẩu đạt 7,9 triệu USD. Các mặt hàng DN Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là thuỷ sản, giày da, hàng may mặc, vật tư, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép các loại, than đá, xăng dầu, phân bón, nguyên liệu, thiết bị, dây điện, cáp điện, máy móc...

Ông Hồ Xuân Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) cho hay, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh luôn làm hết sức để thúc đẩy mối quan hệ giữa TP. Hồ Chí Minh với các địa phương Lào, nhận thấy đó là nhiệm vụ cũng như là trách nhiệm đóng góp vào quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Có thể thấy, quan hệ thương mại các mặt hàng xuất, nhập khẩu giữa hai nước mang tính bổ sung, không cạnh tranh trực tiếp đã đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như cho sản xuất của hai bên. Tuy nhiên, hoạt động xuất, nhập khẩu giữa hai nước chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Lào vẫn tồn tại nhiều khó khăn, chưa đóng góp nhiều vào mục tiêu trao đổi thương mại hai chiều. Các dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, kết nối giao thông hai nước chưa phát triển. Các khu kinh tế cửa khẩu còn thiếu vốn đầu tư. Từ phía hai nước cần khắc phục những hạn chế này nhằm đưa kim ngạch thương mại tăng trưởng tương xứng với tiềm năng.

Cũng nhân dịp này, Ban quản lý Đặc khu kinh tế Savan Seno (tỉnh Savannakhet) của Lào thực hiện chương trình xúc tiến và mời gọi đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh. Savannakhet thuộc miền Trung Lào, có diện tích 21.774km2, dân số vào khoảng hơn 1 triệu người, là tỉnh có diện tích và dân số lớn nhất nước Lào. Tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng trên tuyến nối liền Việt Nam - Lào - Thái Lan trên hành lang kinh tế Đông - Tây của khu vực, thuận lợi cho giao thông vận tải, là một trong những cơ sở thu hút đầu tư nước ngoài.

Đặc khu kinh tế Savan Seno với nhiều chính sách hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư 

Ngay trên tuyến quốc lộ số 9 của Lào kéo dài từ cửa khẩu Densavan - Lao Bảo của Việt Nam tới cửa khẩu cầu Hữu Nghị 2 Thái Lào. Đây cũng chính là tuyến đường hành lang kinh tế Đông - Tây chạy qua trên đất Lào. Ngay trên tuyến đường này, Chính phủ Lào đã cho xây dựng Đặc khu kinh tế Savan Seno từ năm 2003 cũng là đặc khu kinh tế đầu tiên nhằm thu hút các nhà đầu tư đến với mảnh đất Trung Lào.

Đặc khu kinh tế Savan Seno có diện tích gần 1.000ha, khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và thương mại. Tổng số dự án đầu tư vào Đặc khu kinh tế Savan Seno hiện nay là 97 dự án với tổng vốn đầu tư gần 329,5 triệu USD. Đặc biệt, nhà đầu tư được hưởng các chính sách ưu đãi thuế quan hấp dẫn, ưu đãi về xuất khẩu theo Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) từ 42 quốc gia và Quy chế quan hệ thương mại bình thường (NTR) của Hoa Kỳ.

Ngoài ra, khi DN đầu tư vào đặc khu còn được hưởng ưu đãi về thuế gồm miễn thuế 2-10 năm kể từ thời điểm đạt lợi nhuận; thuế thu nhập DN 8- 0%; thuế thu nhập cá nhân 5% cho công dân nước sở tại và quốc tế làm việc tại đặc khu; miễn thuế và thủ tục hải quan cho tất cả nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất và sản phẩm xuất khẩu. Đặc khu kinh tế Savan Seno cũng thực hiện cơ chế một cửa đối với thủ tục giấy phép hoạt động, đăng ký thuế, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xây dựng; tuyển dụng lao động, xin visa, giấy phép lao động, đăng ký tạm trú, đăng ký sử dụng điện, nước…

TAGS :