Bộ đếm Web miễn phí

Danh mục ngành hàng

  • slider
  • slider
  • Xuất khẩu vải thiểu
  • Noel
  • ns

Đầu ra cho nông sản: Sản xuất theo chuỗi

Hóa giải hệ lụy từ việc phá vỡ quy hoạch, cung vượt quá cầu, tổ chức lại sản xuất gắn với nhu cầu thị trường, song song với hình thành chuỗi liên kết bền vững chính là giải pháp cấp thiết để xây dựng nguồn cung nông sản ổn định, bền vững

Sản xuất theo chuỗi mang lại hiệu quả cao

Đã có một thời gian điêu đứng vì “được mùa mất giá”, những năm gần đây, lượng tiêu thụ vải thiều Bắc Giang rất khả quan. Ông Đào Xuân Cường - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang - chia sẻ, một trong những lý do là đã quy hoạch được vùng trồng ổn định với diện tích trên 30.000ha, đồng thời khuyến cáo người dân tuyệt đối không trồng tự phát.

Từ thực tế của Bắc Giang, để chấm dứt điệp khúc “giải cứu” nông sản, quy hoạch là vấn đề đầu tiên phải tính đến. Theo ông Nguyễn Hồng Sơn - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT), tới đây, từ quy hoạch tổng thể của Trung ương, các địa phương cũng cần có quy hoạch chi tiết ở cấp huyện, xã và giao chỉ tiêu, định hướng cho lãnh đạo các cấp trực tiếp quản lý để định hướng cho người dân, không phá quy hoạch.

Bộ NN&PTNT cũng xác định xây dựng quy hoạch theo 3 trục sản phẩm, gắn với tín hiệu thị trường để tạo đột phá. Cụ thể, nhóm thứ nhất là sản phẩm chủ lực quốc gia, gồm những sản phẩm có kim ngạch XK từ 1 tỷ USD trở lên. Ở nhóm sản phẩm này, Bộ sẽ rà soát từ quy hoạch, thể chế, cơ chế, chính sách cho đến xác định những doanh nghiệp (DN) hạt nhân từ đó xây dựng vùng nguyên liệu, đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm.

Ở nhóm sản phẩm cấp tỉnh, Bộ sẽ phối hợp với các tỉnh xây dựng vùng nguyên liệu, xác định đối tượng lợi thế, từ đó tập trung nhóm giải pháp tổng thể để phát triển mặt hàng chủ lực của địa phương. Với nhóm sản phẩm vùng/miền, gồm những đặc sản nhưng có quy mô nhỏ, sẽ được quy hoạch gắn với xây dựng nông thôn mới theo mô hình “Mỗi làng, xã một sản phẩm”.

Song song với quy hoạch lại thì sản xuất theo chuỗi khép kín chính là giải pháp giúp sản phẩm nông nghiệp tìm đầu ra bền vững. Ông Võ Văn Quyền - nguyên Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - đánh giá, sản xuất theo chuỗi giúp các DN, hiệp hội, người nông dân… cùng nhau chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi; đồng thời giúp truy suất nguồn gốc, bảo đảm các sản phẩm đạt chất lượng, an toàn. Thông qua các chuỗi này, việc dự báo cung cầu cũng dễ dàng hơn, tránh tình trạng được mùa rớt giá.

Đơn cử, Công ty Ba Huân mạnh dạn đầu tư xây dựng chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn trải dài từ Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và mới đây là Hà Nội. Nhờ chuỗi sản xuất khép kín, các sản phẩm của công ty bảo đảm an toàn, được thị trường ưa chuộng. Hay như Công ty TNHH Nông sản Organic đã ký hợp đồng sản xuất với các hộ gia đình trồng nhãn xã Phương Chiểu (Hưng Yên) theo cách hướng dẫn nông dân trồng theo tiêu chuẩn, sau đó thu mua. Nhờ đó, sản phẩm nhãn của bà con được tiêu thụ ổn định, lợi ích của công ty cũng tăng lên khi sản phẩm đã ký được nhiều hợp đồng XK sang Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia… và chuẩn bị XK sang Hoa Kỳ.

TAGS :

dau ra nong san dich vu xuat khau nong san nong san xuat khau